Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp với cây hoa ngâu

Hình ảnh
Theo Y học cổ truyền, hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Hoa ngâu được dùng chữa chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, chữa ho hen và váng đầu, nhọt độc... Ngâu hay còn gọi là ngâu ta để phân biệt khi loài ngâu ngoại lai. Là loại cây dạng bụi có thể cao tới 3,6 mét. Tán dạng tròn, phân cành nhiều. Lá dạng lá kép lông chim, lá chét dạng trứng ngược có đầu tròn, đuôi nhọn hoặc nêm. Hoa nhỏ li ti màu vàng, tự bông dạng chùm mọc ở nách lá, cho mùi thơm dịu thanh khiết. Khác với ngâu Tàu có mũi lá nhọn, ngâu ta có đầu lá tròn và dáng cây mọc thành bụi lớn hơn. Hoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc. Cây mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào, trồng trong chậu. Hiện nay nhiều nơi trồng để làm thuốc hiệu quả rất cao. Hoa ngâu có vị cay ngọt được dùng để ướp trà và làm thuốc. Một số bài thường dùng: B

Hạt kê vàng tí hon, thuốc quý của muôn nhà

Hình ảnh
Cây kê còn gọi là tiểu mễ, bạch lương túc, túc cốc, cốc tử… được trồng phổ biến và khá quen thuộc với mọi người. Hạt kê được xem là loại lương thực phụ, trong nhân dân thường nấu cháo kê hay hay ăn với bánh đa gọi là bánh đa kê được nhiều người ưa thích. Không chỉ sử dụng làm thực phẩm, là loại giàu dược tính nên hạt kê được sử dụng trong trị liệu nhiều bệnh. Theo Đông y, kê có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ được những chứng phiền khát. Cháo kê thông được tiểu tiện, chữa được chứng phiền khát vì dạ dày nóng quá. Hạt kê có tác dụng hòa trung, bổ thận, khỏe tì vị trừ nhiệt, giải độc, giải khát, lợi tiểu tiện. Chủ yếu dùng cho tì vị hư nhiệt, đau bụng nôn mửa, chống thiếu nước khi tiêu chảy. Theo y học hiện đại, hạt kê chứa rất nhiều melatonin, chất có tác dụng trấn tĩnh tinh thần và gây buồn ngủ, vì thế cháo kê là một món ăn rất bổ dưỡng giúp có được một giấc ngủ ngon. Hạt kê có tác dụng hòa trung, bổ thận, giải độc, tiêu khát... Một số bài thuốc chữa bệnh từ hạ

Mùa hè khát cháy, đừng bỏ qua tác dụng giải nhiệt tuyệt vời của quả sấu

Hình ảnh
Gs.Ts. Đỗ Tất Lợi trong cuốn sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã mô tả cây sấu có tên khoa học là Drancontomelum duperreanum Pierre, thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae). Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa… 1. Trị nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ, đau họng lấy quả sấu chín dầm đường hoặc muối ăn ngay trong ngày. Hoặc lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu khô hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. 2. Trị nôn nghén cho phụ nữ mang thai Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành. Hoặc dùng quả sấu xanh ngâm đường uống cùng giúp giảm nôn nghén, tuy nhiên không nên uống nhiều vì có thể gây tăng đường huyết cho bà bầu. 3. Chữa h

Hương nhu tía

Hình ảnh
Hương nhu tía là cây dùng để làm thuốc chữa bệnh rất quen thuộc trong nhân dân, trong y học cổ truyền hương nhu tía là vị thuốc chữa nhiều bệnh, đặc biệt là vị thuốc giải cảm khi bị lạnh hay đi mưa nhiễm lạnh rất hiệu quả. Xin giới thiệu một vài đơn thuốc chữa bệnh có sử dụng hương nhu tía. Hương nhu tía còn có tên gọi là é rừng hay é tía. Cây thường mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng cũng được trồng làm thuốc quanh nhà. Để làm thuốc chữa bệnh, thường thu hái hương nhu phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, dùng tươi hoặc phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, nhiệt độ 30-40 độ C (gọi là phơi âm can). Hương nhu tía vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh phế và vị có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, giảm sốt, lợi tiểu, dùng chữa cảm lạnh, tiêu chảy do lạnh, trị chứng hôi miệng... Hương nhu trắng. Chữa cảm lạnh hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh (triệu chứng: phát sốt phát rét, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, đi tiêu lỏng..): Hương nhu tía 500g, hậu phác tẩm gừng nướng 200g, bạch biể

Quả óc chó bổ thận tráng dương

Hình ảnh
Quả hồ đào một số địa phương gọi quả óc chó. Cây hồ đào thường chỉ có ở vùng núi cao, nhiều nhất là vùng cao nguyên đá thuộc tỉnh Hà Giang, ở Trung Quốc chỉ có vùng sa thạch dụ là nhiều nhất (vùng cát đá sỏi không có đất). Cây thuộc loại lưu niên, mùa xuân ra hoa, mùa thu quả chín thu hoạch quả, bỏ vỏ lấy hạt phơi hoặc sấy khô làm thức ăn và làm thuốc. Ở những vùng có nhiều cây hồ đào người ta thu hái về phơi khô đem bán làm thực phẩm. Hạt hồ đào bỏ vỏ cứng bên ngoài lấy nhân bên trong gọi hồ đào nhục (thịt trong quả) cũng có địa phương gọi hồ đào hạch. Là vị thuốc quý trong Đông y: nhân của quả hồ đào có vị ngọt, béo, tính ấm, vào các kinh phế, can, thận. Có tác dụng ôn bổ hạ tiêu, thu nạp thận khí. Điều trị chứng thận khí hư do hàn chứng, hen suyễn, nam giới tinh quan đóng không kín nên dễ sinh chứng di tinh, hoạt tinh, làm cho thận khí hao tổn. Liều lượng ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn. Gần đây có tài liệu cho rằng nhân của quả hồ đào có tác dụng điều hòa mỡ tr

Tật lê bổ thận, trị đau lưng

Hình ảnh
Còn gọi là bạch tật lê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu Tên khoa học Tribulus terrestris. Họ khoa học: Tật lê. Mô tả cây Bạch tật lê là loại cỏ bò lan trên mặt đất nhiều cành dài 2 - 3m, kép lông chim lẻ, 5 - 6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc riêng ở kẽ lá, cuống ngắn, 5 lá đài 5 cánh hoa, 10 nhị, 5 bầu ô. Hoa nở vào mùa hè. Quả nhỏ khô, gồm 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ Thành phần dùng làm thuốc tật lê là quả chín phơi hay sấy khô của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương. Bạch tật lê Phân bố, thu hái và chế biến: tật lê mọc hoang ở ven biển, ven sông các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và các tỉnh phía nam nước ta. Còn mọc ở các nước á nhiệt đới. Vào các tháng 8 - 9, quả chín thì đào cả cây hay cắt lấy phần trên cây về, phơi khô, dùng gậy cứng đạp và chọn lấy những quả già. Thường

Những nghiên cứu mới về cây hoàng liên chân gà

Hình ảnh
Cây hoàng liên chân gà (Coptis chinensis Franch.) ưa sống ở vùng núi cao từ 1000-2500m, mưa nhiều, ẩm ướt. Hiện nay, hoàng liên được trồng nhiều tại Trung Quốc, chủ yếu ở các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Hồ Bắc, Thiềm Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Triết Giang, Sơn Tây. Tại Việt Nam, loài này phân bố chủ yếu ở huyện Sa Pa (Lào Cai) và huyện Quản Bạ (Hà Giang). Loài Coptis quinquesecta Wang. ở huyện Sa Pa (Lào Cai). Hoàng liên chân gà thuộc diện quý hiếm, đã được đưa vào Sách Đỏ Thế giới của IUNC vào năm 1980, Sách Đỏ ́n Độ 1980 và Sách Đỏ Việt Nam 1996. Trong y học cổ truyền, hoàng liên là vị thuốc có vị đắng; tính hàn; quy các kinh tâm, tỳ, vị; có tác dụng thanh nhiệt táo thấp; được dùng để điều trị các chứng tâm hỏa, lị, sang giới, tâm thận bất giao... Vị thuốc này cũng đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý. Cây hoàng liên chân gà và vị thuốc hoàng liên. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý Thành phần hóa

Cảnh báo: Trẻ nhỏ ngộ độc do ăn lô hội

Hình ảnh
Hiện nay, một số người hay cho trẻ nhỏ ăn lá cây nha đam (lô hội) để chữa viêm họng, viêm VA... Khi ăn lô hội, trẻ nhỏ thường cảm thấy dễ chịu, do họng viêm bị khô rát, nhất là sau khi điều trị bằng kháng sinh. Cho nên, lô hội đã trở thành một “món ăn khoái khẩu” của nhiều bệnh nhi. Tuy nhiên ăn như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Cây lô hội (nha đam) có tác dụng giải độc, thông tiện, tuy nhiên dùng cho trẻ nhỏ cần thận trọng. Trước hết, trong sách thuốc Đông y hiện đại, lô hội được xếp vào nhóm thuốc “tả hạ” (tẩy, thông đại tiện). Theo Đông y, lô hội có vị đắng, tính lạnh, hơi có độc (hữu tiểu độc), đi vào 4 kinh can, tâm, tỳ và đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, thông tiện (thông đại tiện), sát khuẩn. Chủ trị nhiệt kết tiện bí (bí đại tiện do nhiệt độc kết đọng), phụ nữ bế kinh, tiểu nhi kinh giản (trẻ nhỏ kinh phong, lên cơn co giật). Khi sử dụng lô hội cũng như tất cả các vị thuốc khác, cần chú ý tới vấn đề nghi kỵ (nên và không nên) như sau: Đông y cho r

Nước uống giải nhiệt từ thảo dược

Hình ảnh
Thời tiết nắng nóng, nhu cầu về nước uống là rất cần thiết. Tuy nhiên, uống loại nước gì để vừa chống được nóng, vừa giải được khát, vừa bảo vệ được sức khoẻ? Sau đây là 3 bài nước uống được phối ngũ từ các loại thảo dược thông thường, dễ chế biến nhưng rất hiệu quả, sử dụng được cho mọi đối tượng, giá thành lại rẻ. Nước cam thảo hoa hoè Nguyên liệu: cam thảo, hoa hoè, rau má, nhân trần mỗi vị 200g, hạ liên châu 60g, đậu đen 100g. (dược liệu ở dạng khô). Cách chế: Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Liều lượng và cách dùng: Ngày dùng 40-50g, hãm với nước sôi vào bình hoặc vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được, uống dần trong ngày. Công dụng: Giải khát chống nóng, nhuận gan mật, an thần nhẹ. Loại nước này thích hợp cho mọi đối tượng, nhất là những người chức năng gan kém, tiền sử bị viêm gan virut, can khí uất kết, các bệnh về túi mật, có vàng da vàng mắt... Nước kim ngân cam thảo rau má Nguyên liệu: kim ngân tươi 15g, rau má khô 20g, cam thảo 12g,

Bài thuốc bổ tuyệt vời cho sản phụ và trẻ nhỏ từ cây Bối mẫu

Hình ảnh
Bối mẫu còn gọi xuyên bối mẫu, triết bối mẫu. Bối mẫu là dò hành phơi khô của cây. Theo Đông y, bối mẫu vị ngọt, hơi đắng, tính mát; vào tâm và phế. Có tác dụng chỉ khái hóa đàm, thanh nhiệt tán kết. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, nóng sốt ho khan đờm ít, đờm dính vàng đặc, đau rát miệng họng, lao hạch, áp-xe phổi, áp-xe vú, viêm cơ có mủ và sưng hạch... Liều dùng cách dùng: 3-10g dưới dạng nấu hầm, sắc, pha hãm. Sau đây là một số món ăn thuốc trị bệnh có bối mẫu. Lê hấp đường phèn bối mẫu: lê to 1 quả, xuyên bối mẫu tán bột 3g, đường phèn 6g. Lê gọt vỏ, tách bỏ hạt cho vào cùng hầm chín cho ăn. Thích hợp cho người viêm khí phế quản ho ít đờm, lao phổi ho khan, ho gà, ho do dị ứng, viêm họng. Xuyên bối mẫu. Tam mẫu tán: bối mẫu, tri mẫu, mẫu lệ; ba vị liều lượng thích hợp cùng tán thành bột mịn uống chiêu với nước canh chân giò. Món này tốt cho sản phụ sau đẻ ít sữa. Cháo bối mẫu: xuyên bối mẫu 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Bối mẫu tán mịn. Gạo tẻ nấu cháo, cháo chín

Gừng

Hình ảnh
Gừng (Zingiber officinale) thuộc chi Zingiber, họ Zingiberaceae. Tên chi Zingiber có nguồn gốc từ chữ zingiberis của Hy Lạp, chữ Sringabera tiếng Phạn, có nghĩa là “hình sừng”, đó chính là hình dạng thân rễ cây gừng. Lịch sử của cây gừng Gừng có nguồn gốc từ châu Á, tại đây, nó đã được sử dụng để làm gia vị từ ít nhất 4.400 năm trước. Một trong những pháp dưỡng sinh của Khổng Tử là ăn một chút gừng tươi sau bữa cơm. Giống như hạt tiêu, gừng đến châu u từ ít nhất 2.000 năm trước. Thế kỷ XIII, XIV nhiều quốc gia châu u đã đánh thuế gừng và bán nó với giá cao, một cân gừng bằng với giá của một con cừu. Vào thế kỷ XVI, các thương nhân Bồ Đào Nha mang gừng từ Đông sang Tây Phi, sau đó đến Nam Mỹ. Phần thân củ, thân ngầm của của gừng được sử dụng trong nấu ăn và làm thảo dược. Gừng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, khắc phục tình trạng khó chịu của dạ dày, chống tiêu chảy, giảm buồn nôn; trị cảm lạnh và cúm. Từ xa xưa, gừng đã đóng một vai trò quan trọng trong y học cổ truyền của các nước châu

Rau răm và rau nghể răm làm thuốc

Hình ảnh
Nhiều món khoái khẩu như trứng vịt lộn, cháo lươn, bún thang, các món canh từ ngao, sò hến đều không thể thiếu rau răm... nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng phòng trị bệnh của nó. Theo Đông y, rau răm có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hoá, trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu độc. Rau răm được dùng cả lá cả cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Nó được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác để thành bài. Rau răm không độc. Xin giới thiệu một số cách dùng rau răm làm thuốc: Chữa bụng đầy trướng tiêu hoá kém: một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn). Rau răm. Cảm cúm hắt hơi sổ mũi: rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống. Chữa rắn cắn: rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Đau bụng tiêu chả

Các loài tầm gửi và tác dụng chữa bệnh

Hình ảnh
Bộ phận dùng làm thuốc của tầm gửi là cả cây, trừ rễ, thu hái khi cây chưa ra hoa. Đem cây về cắt ngắn, phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ cho khô. Khi dùng có thể tẩm rượu, sao qua. Dược liệu có tác dụng lợi khí huyết, giảm đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc do chấn thương, trị tăng huyết áp, rối loạn tâm thần, an thai, lợi sữa... Trong y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống ôxy hóa và bảo vệ gan... Dựa vào cây chủ nó ký sinh mà đặt tên riêng cho từng loài: Tầm gửi cây dâu : là loại thông dụng hơn cả, với tên thuốc là tang ký sinh. Tang ký sinh có vị đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng bổ gan, thận, mạnh gân cốt, an thai. Theo tài liệu nước ngoài, tang ký sinh là thuốc kích thích sự tạo máu, điều trị thiếu máu và chứng chảy máu ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Dùng riêng tang ký sinh: sao vàng (12-16g) sắc uống hoặc để tươi (30g) giã nát, lọc lấy nước, uống vào lúc đói. Tang ký sinh phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị trong những trường hợp sau: Chữ

Đẩy lùi sỏi mật nhờ cách đơn giản mà hiệu quả

Hình ảnh
Sỏi mật chủ yếu xuất hiện nhiều ở người trưởng thành, tuổi càng cao khả năng bị sỏi mật càng tăng; tỉ lệ nữ giới bị sỏi mật cao hơn so với nam giới. Tình trạng bị sỏi mật tức là đường dẫn mật có sỏi. Đường dẫn mật bao gồm các đường mật trong và ngoài gan, ống mật chủ và túi mật. Túi mật thì có cổ và thân. Một người có thể bị sỏi mật ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau của đường mật. Nếu không chữa trị kịp thời, sỏi mật có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, nhằm giúp đẩy lùi sỏi mật hiệu quả hạn chế các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ thì đầu tiên bạn cần thay đổi thói quen xấu. Tiếp đến là chọn phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp. Sỏi mật gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe ( Ảnh minh họa) Thay đổi thói quen tốt giúp hạn chế sỏi mật Sỏi mật hình thành phần lớn bắt nguồn từ chính những thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Một số thói quen xấu bạn nên thay đổi tốt cho sức khỏe như: - Uống nước nhiều cả ngày: đặc biệt với những ai đã có tiền sử bị s

Thuốc hay từ cây tre, trúc

Hình ảnh
Tre trúc không chỉ là loài cây quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Các bộ phận của nó còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh hiệu quả, đặc biệt là trúc nhự (cật tre trúc non) và trúc lịch (nước ép tre trúc non). Theo Đông y, trúc nhự vị ngọt hơi đắng, tính mát; vào vị đởm; trúc lịch vị ngọt, tính lạnh; vào kinh tâm vị. Trúc nhự và trúc lịch tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, thanh vị chỉ ẩu, lương huyết chỉ huyết. Dùng cho các trường hợp nôn ói mửa, nấc cụt, ho suyễn, thổ huyết chảy máu cam; nôn ói do nhiễm độc thai nghén thời kỳ đầu, động thai. Liều dùng: 6 - 10g khô, 30 - 60g tươi; bằng cách nấu sắc, hãm. Sau đây là cách dùng trúc nhự và trúc lịch làm thuốc: Viêm đại tràng mạn tính thể táo: trúc nhự 8g, sài hồ 12g, đương quy 12g, nhân trần 12g, chi tử (sao) 12g, vỏ cây khế 12g, đảng sâm 12g, chỉ thực 12g, thương truật 12g, bạch thược 12g, táo nhân (sao đen) 12g, cúc hoa 8g, bạc hà 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng: trúc nhự 12g, lá tre 12g, tang bạch b